Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Khái niệm về Cookie và Session trong PHP


Khái niệm về Cookie và Session trong PHP

Bài học PHP cơ bản này sẽ giới thiệu về Cookie và Session
Cookie và session là hai phương pháp sử dụng để quản lý các phiên làm việc giữa người sử dụng và hệ thống. Việc quản lý phiên làm việc này sẽ giúp bạn tạo ra sự chứng thực hiệu quả bởi việc xác nhận thông tin trước khi truy cập vào một phân vùng cố định. Ngoài ra, việc quản lý tốt phiên làm việc cũng giúp người truy cập cảm thấy dễ dàng sử dụng dịch vụ của trang web cho những lần truy cập sau. Bởi cớ chế quản lý phiên làm việc ghi nhận lại quá trình truy cập của người sử dụng khi họ thăm viếc trang web của bạn lần đầu.

1- Tổng quan về cookie:

Cookie là 1 đoạn dữ liệu được ghi vào đĩa cứng hoặc bộ nhớ của máy người sử dụng. Nó được trình duyệt gởi ngược lên lại server mỗi khi browser tải 1 trang web từ server.
Những thông tin được lưu trữ trong cookie hoàn toàn phụ thuộc vào website trên server. Mỗi website có thể lưu trữ những thông tin khác nhau trong cookie, ví dụ thời điểm lần cuối ta ghé thăm website, đánh dấu ta đã login hay chưa, v.v...
Cookie được tạo ra bởi website và gởi tới browser, do vậy 2 website khác nhau (cho dù cùng host trên 1 server) sẽ có 2 cookie khác nhau gởi tới browser. Ngoài ra, mỗi browser quản lý và lưu trữ cookie theo cách riêng của mình, cho nên 2 browser cùng truy cập vào 1 website sẽ nhận được 2 cookie khác nhau.

a -Thiết lập cookie:

Ngôn ngữ lập trình PHP căn bản

Ngôn ngữ lập trình PHP căn bản
1. Php là gì?

PHP là một ngôn ngữ lập trình kiểu script , chạy trên Server và trả về mã HTMLcho trình duyệt.
VD:
<html>
<head>
<title>Example</title>
</head>
<body>
<?php echo "Hi, I'm a PHP script!"; ?>
</body>
</html>

Mã PHP được đặt trong kiểu tag đặc biệt cho phép ta có thể vào hoặc ra khỏi chế độ PHP

2. Cài đặt như thế nào?

Cài PHP trên nền Window với IIS version 3 hoặc 4:
- Copy php.ini - dist vào thư mục Window. Đổi tên thành php.ini
- Sửa file php.ini như sau:
- Đặt lại đường dẫn mục : 'extension_dir' chuyển tới vị trí cài đặt php hoặc nơi để các file php_*.ini.
VD : c:php
...
Xem thêm


II.Ngôn ngữ PHP:

1/ Có 4 cách để dùng PHP

-<? echo ("this is the simplest, an SGML processing instruction "); ?>
-<?php echo("if you want to serve XML documents, do like this "); ?>
...

Đọc thêm

Toán tử và biểu thức trong PHP

Toán tử và biểu thức trong PHP
Đối với mọi ngôn ngữ lập trình, toán tử và biểu thức luôn là những kiến thức cơ bản được sử dụng để xử lý các thao tác trong giai đoạn lập trình. Và PHP cũng không ngoại lệ, chúng vẫn có những kiến trúc cơ bản như một ngôn ngữ lập trình thông thường.

Học PHP cơ bản hà nội



A- Toán tử trong PHP:
1- Toán tử gán:

Chúng ta đã từng tiếp xúc với toán tử này bởi việc khởi tạo 1 biến. Nó gồm ký tự đơn =. Toán tử gán lấy giá trị của toán hạng bên phải gán nó vào toán hạng bên trái.

Ví dụ:
$name = "Vu van ngoc";

2- Toán tử số học:

PHP cơ bản - Bài 5: Mảng và hàm hỗ trợ trong PHP

PHP cơ bản - Bài 5: Mảng và hàm hỗ trợ trong PHP

Cũng như bao ngôn ngữ lập trình khác trong đào tạo lập trình. PHP cũng tồn tại một loại dữ liệu được gọi là mảng. Cụ thể hơn Mảng là 1 biến danh sách. Nghĩa là, một biến vốn chứa nhiều phần tử được tạo bởi các số hoặc chuỗi. Nó cho phép chúng ta lưu trữ, sắp xếp thứ tự và truy cập nhiều giá trị với một tên. Và cần lưu ý rằng một phần tử mảng luôn bắt đầu với giá trị là 0.
PHP cơ bản - Bài 5: Mảng và hàm hỗ trợ trong PHP
PHP cơ bản - Bài 5: Mảng và hàm hỗ trợ trong PHP

1- Định nghĩa mảng trong PHP:

Với cú pháp giống với java ta có cách gọi 1 mảng như sau:
$tên_biến= array("Kenny","Maria","Julia","Kenvin")
Như vậy khi gọi giá trị trong mảng ta có:
Echo $tên_biến[2]; // Giá trị sẽ cho là Julia.
Ngoài cách khai báo ở trên chúng ta cũng có thể khai báo bằng cách khác như sau:
$tên_biến[] = "Kenny";
$tên_biến[] = "Gillian";
$tên_biến[] = "Charlene";
$tên_biến[] = "Calvin"
Chúng ta không cần thêm ký tự vào. Vì PHP đã tự xử lý cho chúng ta phần đó.
Để thêm 1 phần tử vào mảng chúng ta cũng có thể sử dụng như sau:
$tên_biến[] = "Jiro";
Như vậy nếu chúng ta gọi giá trị: echo $tên_biến[4] thì giá trị sẽ là jiro. Vì nó được PHP thêm vào sau cùng và ngầm hiểu là giá trị tiếp theo.
Ví dụ:

2- Khái niệm mảng kết hợp trong PHP

Là các mảng được tạo index bằng các chuỗi , chúng được gợi là các mảng kết hợp.
Ví dụ:
Như vậy để truy cập giá trị của mảng trên chúng ta không thể sử dụng cách cũ được.
Ví dụ: Để lấy giá trị của tuổi tôi không thể sử dụng cách trên : echo $a[2].
Vì chúng ta đã gán giá trị của index cho 1 tên gọi khác. Do vậy để lấy giá trị của tuổi ta sử dụng như sau: echo $a[age] // Kết quả sẽ cho ra 45.

3- Phép lặp trong mảng:

Cú pháp:
foreach($array as $temp)
{ Hành Động }
Trong đó $array là mảng mà ta muốn thực thi việc lặp dữ liệu, và $temp là một biến trong đó ta sẽ tạm thời lưu trữ mỗi phần tử.
Ví dụ:
Lặp lại qua một mảng kết hợp:
Cú pháp:
Foreach($array as $key=>$value)
{ Hành Động }
Trong đó $array là mảng mà ta muốn thực thi việc lặp dữ liệu, $key là một biến vốn tạm thời chứa mỗi khóa, và $value là một biến vốn tạm thời chữa mỗi giá trị.
Ví dụ:

4- Các hàm hỗ trợ trong PHP:

Danh sách các hàm trong php
+ Hàm gộp mảng:
Cú pháp: array_merge($mang1, $mang2);
+ Hàm tách mảng:
Cú pháp: array_slice($mang, vị trí tách, số lượng tách);
+ Hàm sắp xếp mảng:
Cú pháp: sort($mảng);
+ Hàm sắp xếp mảng theo chỉ mục:
Cú pháp: ksort($mảng);
+ Hàm tìm phần tử có tồn tại trong mảng hay không ?.
Cú pháp: in_array(giá trị tìm, $mảng);

5 - Tổng kết:

Qua bài học này, chúng ta tìm hiểu kỹ về các thành phần của mảng một chiều, nhiều chiều và các hàm cơ bản vể xử lý dữ liệu. Hiểu rõ cấu trúc mảng, sự sắp xếp đồng bộ sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong những ứng dụng lớn.
Bài tập áp dụng :
1- Xây dựng website có tính năng upload cho phép upload cùng lúc 10 file dữ liệu.
2- Xây dựng website có tính năng upload, và chỉ cho phép upload file có định dạng hình ảnh như gif, jpg. Ngoài ra các tính năng khác đều có thông báo lỗi không cho upload.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Viết ứng dụng tạo mã xác nhận bằng PHP



Ở những bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về cách làm việc với PHP kết hợp MYSQL trong việc xây dựng hệ thống thêm, sửa, xóa và quản lý user. Trong bài này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu phương pháp tạo dãy số ngẫu nhiên để chống tấn công flood dữ liệu. Hoặc ai đó cố tình spam khiến cơ sở dữ liệu của chúng ta không thể xử lý tiếp được.

Trước tiên, chúng ta tiến hành tạo form HTML đơn giản để thực thi thao tác nhập liệu như sau:
 <form action="form.php" method=post>
 <table>
 <tr>
 <td align="left">
 <label for="captcha">Captcha</label>
 </td>
 <td>
 <input type="text" name="txtCaptcha" maxlength="10" size="32" />
 </td>
 <td>
 <img src="random_image.php" />
 </td>
</tr>
 <tr>
<td> </td>
 <td>
<input type=submit name=ok value="Check" />
</td>
 </tr>
</table>
 </form>

Chúng ta chú ý phần hình ảnh, tại đây tôi truyền đường dẫn chính là liên kết tới trang random_image.php. Trang này sẽ thực thi công việc tạo ra những bức hình có dãy số ngẫu nhiên để phần nhập liệu của người sử dụng tham chiếu tới.

Viết ứng dụng sửa xóa thành viên bằng PHP và MYSQL


Trong bài trước chúng ta đã nói về cách thêm và quản lý thành viên kết hợp PHP và MYSQL. Tiếp theo trong bài này, chúng ta sẽ viết tiếp 2 ứng dụng sửa và xóa thành viên để hoàn tất module user.
Vì các bài được hưỡng dẫn liền mạch từ đầu tới cuối.
Cũng như những bài trước, hệ thống sửa và xóa thành viên này cũng chỉ có thể thực hiện được khi người sử dụng đăng nhập thành công với quyền hạn của 1 administrator. Do vậy, bạn đừng quên kiểm tra session ở đầu khi bắt đầu viết ứng dụng này nhé.
 <?php
 sessison_start();
    if(isset($_SESSION['userid']) && $_SESSION['level'] == 2)
 {

 // tại đây thực thi các hoạt động khi đăng nhập thành công.
 }
 else
{
 header("location: login.php");
exit();
 }
?>

A- Xây dựng trang sửa thành viên:

Vì là trang chỉnh sửa thành viên, nên nội dung của chúng có phần sẽ giống với phần thêm thành viên, chỉ khác là các ô nhập liệu giờ đây đã có dữ liệu. Dữ liệu này chúng ta tiến hành lấy từ cơ sở dữ liệu thông qua biến truyền mà ở trang quản lý đã gửi edit_user.php?userid=$row[id]

Như vậy để lấy được giá trị từ liên kết này chúng ta sẽ sử dụng biến $_GET['userid']. Sau khi đã có được giá trị này, việc còn lại của bạn là lấy thông tin của id này từ cơ sở dữ liệu và đưa vào form để người dùng có thể chỉnh sửa.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Viết ứng dụng quản lý thành viên bằng PHP và MYSQL

Ở các bài trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về việc thêm một thành viên thiết lập trang đăng nhập vào hệ thống administrator. Ở bài này, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về ứng dụng quản trị các tài khoản. Hay nói cách khác là hệ thống lại toàn bộ danh sách của những thành viên trên website của chúng ta.
Sau khi đăng nhập vào trang admin người dùng sẽ được đẩy sang trang quản lý admin, tại đây chỉ những ai đã đăng nhập đúng với username và password trong cơ sở dữ liệu và có quyền hạn level là 2 thì mới có thể truy xuất vào trang này. Vì vậy chúng ta cần thao tác kiểm tra session để quản lý phiên làm việc của người sử dụng. Đặt đoạn code sau ở những trang bạn muốn kiểm tra quyền truy cập của người sử dụng.
 <?php
 sessison_start();
if(isset($_SESSION['userid']) && $_SESSION['level'] == 2)
 {
 // tại đây thực thi các hoạt động khi đăng nhập thành công.
 }
 else
 {
 header("location: login.php");
 exit();
 }
 ?>
Như vậy, chúng ta sẽ đặt đoạn code này ở trang quản lý user. Cụ thể tôi đặt trang này có tên file là manage_user.php. Vì dữ liệu sẽ lặp lại toàn bộ user và ứng với từng user sẽ là 1 dòng dữ liệu được lặp lại. Chúng ta sẽ xây dựng 1 bảng gồm có STT là số thứ tự của từng user được đếm trên mỗi user khi lặp, username là tên truy cập của họ, level là cấp bậc của user (1 là member và 2 là admin), edit là cột chứa các link chỉnh sửa user, del là cột xóa các user.

Viết ứng dụng thêm thành viên bằng PHP và MYSQL


Ở bài trước, chúng ta đã xây dựng ứng dụng thành viên. Cho phép người sử dụng thực thi công việc đăng nhập vào hệ thống. Trong bài này chúng ta sẽ tiếp tục công việc phát triển ứng dụng trên, để người sử dụng sau khi đăng nhập có những thao tác đặc quyền như thêm, quản lý, sửa, xoá thành viên của trang web. (xem lại Viết ứng dụng đăng nhập bằng PHP & MYSQL).
Sau khi đăng nhập vào trang admin người dùng sẽ được đẩy sang trang quản lý admin, tại đây chỉ những ai đã đăng nhập đúng với username và password trong cơ sở dữ liệu và có quyền hạn level là 2 thì mới có thể truy xuất vào trang này. Vì vậy chúng ta cần thao tác kiểm tra session để quản lý phiên làm việc của người sử dụng. Đặt đoạn code sau ở những trang bạn muốn kiểm tra quyền truy cập của người sử dụng.

Viết ứng dụng đăng nhập bằng PHP và MYSQL


Ở những bài trước chúng ta đã học qua các kiến thức trọng yếu về PHP. Tuy nhiên, để có thể xây dựng một website hoàn chỉnh bằng những kiến thức đó thì quả thật không đơn giản. Bởi vì các kiến thức qua sách vở và tài liệu dù sao cũng chỉ là những kiến thức tổng quát và thiếu tính khách quan thực tiến. Nên khi người học lập trình bước vào giai đoạn viết ứng dụng thì thường rất lúng túng. Đó cũng là lý do tôi viết bài này để hưỡng dẫn các bạn dần làm quen với cách tiếp cận một ứng dụng PHP và MYSQL như thế nào.


Trước hết chúng ta phải thiết kế và xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu ứng với từng lệnh bên dưới (xem lại bài ngôn ngữ SQL và MYSQL Căn Bản) sau đó mới tiến hành triển khai lập trình.
 mysql -hlocalhost -uroot -proot

 mysql>create database project;

mysql>use project;

mysql>create table user( id INT(10) UNSIGNED NOT NULL AUTO_INCREMENT, username VARCHAR(50) NOT NULL, password CHAR(50) NOT NULL, levelCHAR(1) NOT NULL, PRIMARY KEY(id));

 mysql>insert into user(username,password,level) values("admin","12345","2") ("abc","12345","1");

Vậy là chúng ta đã có cơ sở dữ liệu như mô hình trên. Tiếp đến chúng ta tạo file login.php và thiết kế Form HTML để có màn hình đăng nhập khi người dùng truy cập.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Khóa học thiết kế website PHP và MySQL

Học ở trung tâm hay học ở trường nào rồi cũng phải đi làm để có kinh nghiệm chi bằng học ở công ty ngay từ đầu
                                                                  Đi đâu loanh quanh cho đời mệt mỏi
PHP và MySQL

Học ở trường là nền tảng vững chắc , là hành trang vào đời những kĩ năng để làm việc thì chưa đủ , tôi đã đăng kí 1 khóa học tại trung tâm lập trình nhưng học xong rùi , xin việc vào công ty lại đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm , rất khó cho tôi. Tôi lại phải tim 1 công ty thực tập để học việc . Rất may mắn tôi đã tìm được An Tâm Đức - Đăng kí 1 khóa học ở đây và tôi thấy tương lai rộng mở. Với tôi nhận thấy việc học ở công ty hơn hẳn ở các trung tâm , vì ở đây trong quá trình giảng dậy là làm dự án thực tế . Học xong dự án bàn giao cho khách hàng và tôi lại kiếm được tiền ngay . Hơn nữa có rất nhiều kĩ thuật tại công ty đào tạo thêm , mỗi một khâu trong quá trình làm web là một người hướng dẫn rất ok. Tôi đã hoàn thành khóa học và ở lại làm việc cho công ty với mức lương hấp dẫn . Lời khuyên của tôi cho các bạn là hãy đăng kí học tại  công ty nào đó hơn là học ở các trung tâm . Học ở công ty chính là thực tập luôn , thực tế nhất , chất lượng nhất , còn học ở các trung tâm rồi cũng phải đi thực tập , rất mất thời gian 
                     Hãy lựa chọn đúng đắn - Hãy quý trọng thời gian - Đó là quyết định của bạn
Với khóa học lập trình thiết kế website trên ngôn ngữ PHP và MySQL cơ bản và nâng cao ở hà nội
Khóa học lập trình website PHP sẽ trang bị cho các bạn những kĩ năng cần thiết để sử dụng thành thạo ngôn ngữ PHP & MySQL , học làm website động 1 cách nhanh chóng và hiệu quả nhất trên công nghệ website để cung cấp nhân lực và việc làm cho thị trường CNTT , trong khuôn khổ dự án đào tạo lập trình viên  An Tâm Đức , song song với mục đích phổ biến rộng rãi ngôn ngữ lập trình PHP , An Tâm Đức trân trọng giới thiệu khóa học PHP & MySQL chuyên  nghiệp lần đầu tiên với quy mô lớn nhất tạ Việt Nam


Các bạn muốn tìm hiểu về ngôn ngữ lập trinh PHP & MySQL xin vào daotaolaptrinh.edu.vn để biết thêm chi tiết